GBK glossarySearch the glossaries created from glossary-building KudoZ (GBK) questions. | To see the desired glossary, please select the language and then the field of expertise. |
Home - Vietnamese
- Medical (general)
- Search
- Term
- Additional fields of expertise
- Definition(s)
- Những bệnh đồng mắc (Comorbidities) thường gặp ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp COPD nhưng vẫn còn ít thông tin về mối liên quan với tử vong ngắn hạn và tái nhập viện. Giả thuyết được đưa ra là tần suất và loại bệnh đồng mắc ảnh hưởng đến tiên lượng 12 tuần sau xuất viện vì đợt cấp COPD như thế nào. Bệnh về hô hấp - by Chien Nguyen
- Example sentence(s)
- Bệnh suất
Các bệnh nhân suy tim PSTMBT có bệnh suất tương đương các bệnh nhân suy tim PSTMG với sự khác biệt tối thiểu về tỉ lệ tái nhập viện do suy tim. Một nghiên cứu cộng đồng khảo sát suy tim đã báo cáo tỉ lệ nhập viện sau khi chẩn đoán suy tim. Trong khi sự tỉ lệ nhập viện do mọi nguyên nhân cao và gần tương đương ở các bệnh nhân EF bảo tồn hoặc giảm thì tỉ lệ nhập viện do suy tim chiếm phần nhỏ (16,5%). Các dữ liệu này nhấn mạnh suy tim là một bệnh của người lớn tuổi, trong đó các bệnh đồng mắc ảnh hưởng tử suất và bệnh suất. Tỉ lệ suy giảm chức năng tiến triển sau nhập viện vì suy tim cũng tương tự ở các bệnh nhân EF bảo tồn hoặc giảm.
-
Tăng huyết áp không kiểm soát, không tuân thủ chế độ ăn hoặc thuốc, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu cơ tim cục bộ và các bệnh đồng mắc như nhiễm trùng, thiếu máu, hoặc các bệnh nội khoa khác thường gặp ở các bệnh nhân biểu hiện suy tim PSTMBT mất bù cấp. Ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi sống tĩnh tại với nhiều bệnh đồng mắc, stress gây ra bởi một bệnh đồng mắc có thể thúc đẩy đợt suy tim cấp. Sau khi tình trạng suy tim hồi phục, các bệnh đồng mắc vẫn tồn tại và ảnh hưởng diễn tiến lâm sàng tiếp theo. Điều này có thể góp phần vào tỉ lệ cao tái nhập viện không do suy tim sau một đợt suy tim. - Hội tim mạch TP. HCM by Chien Nguyen
- Khuyến cáo 6.6. Xác định mức độ nặng cơ bản là bằng lâm sàng (Khuyến cáo C). Sự mất bù các bệnh đồng mắc (comorbid illness) và hoàn cảnh xã hội của người bệnh cũng nên được cân nhắc khi đánh giá (Khuyến cáo C). - Hội lao phổi by Chien Nguyen
- 5.1.6. Các bệnh đồng mắc:
Bệnh đồng mắc là một vấn đề khá thường gặp ở BPTNMT. Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân đều có ít nhất 1 bệnh tim mạch kèm theo. Tỷ lệ có 2 và 3 bệnh kèm theo lần lượt là 81,3% và 29,2%. Đặc điểm này cũng được ghi nhận trong một số nghiên cứu khác về BPTNMT. Nghiên cứu của Stewart AL và cộng sự [32] cho thấy tần suất bệnh kèm theo ở BPTNMT là 66,5%. Theo Ferrer M và cộng sự [13], hơn 80% bệnh nhân BPTNMT có ít nhất một bệnh kèm theo. Do bệnh kèm theo là một vấn đề khá phổ biến của BPTNMT nên cần quan tâm đến bệnh kèm theo trong các nghiên cứu về BPTNMT.
Trong số các bệnh đồng mắc, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp là 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (70,8 và 66,7%). Điều này cũng được đề cập trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Lan và cộng sự [23]. Mối liên hệ giữa BPTNMT và bệnh lý tim mạch đã được đề cập trong y văn [18],[36]. Theo nhiều tác giả, có sự tương quan giữa FEV1 thấp với tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ tử vong và không tử vong và rung nhĩ [22],[30],[36].
Đái tháo đường cũng thường gặp ở bệnh nhân BPTNMT, chiếm hơn 1/3 các bệnh đồng mắc (34,4%). Phải chăng có sự liên hệ giữa việc sử dụng corticoid đường toàn thân trong đợt cấp BPTNMT và đái tháo đường? Thiết nghĩ, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. - Bệnh viện 115 by Chien Nguyen
- Related KudoZ question
Compare [close] - Compare this term in: Serbian, Croatian, Albanian, Arabic, Bulgarian, Catalan, Czech, Danish, German, Dutch, Greek, English, Spanish, Persian (Farsi), Finnish, French, Hebrew, Hungarian, Italian, Japanese, Lithuanian, Macedonian, Norwegian, Polish, Portuguese, Romanian, Russian, Swedish, Turkish, Ukrainian
| | The glossary compiled from Glossary-building KudoZ is made available openly under the Creative Commons "By" license (v3.0). By submitting this form, you agree to make your contribution available to others under the terms of that license. | | | | X Sign in to your ProZ.com account... | | | | | | |